Xe nâng điện đứng lái – Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Contents
- 1 Xe nâng điện đứng lái – Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
- 1.1 1. Xe nâng điện đứng lái là gì?
- 1.2 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe nâng điện đứng lái
- 1.2.1 2.1. Cấu tạo chính
- 1.2.1.1 Bình ắc quy
- 1.2.1.2 Hệ thống ga điều khiển
- 1.2.1.3 Bo mạch điều khiển
- 1.2.1.4 Hệ thống bánh Bao gồm bánh lái và bánh quay hỗ trợ xe di chuyển trong không gian nhỏ hẹp, di chuyển ổn định đảm bảo an toàn giảm thiểu rủi ro khi vận hành. Tùy vào môi trường kho mà xe được trang bị bánh xe PU hoặc Nylon
- 1.2.1.5 Buồng lái
- 1.2.1.6 Giá đỡ hàng hóa, trụ nâng
- 1.2.1.7 Xy lanh thủy lực
- 1.2.2 2.2. Nguyên lý hoạt động
- 1.2.1 2.1. Cấu tạo chính
- 1.3 3. Tiêu chí lựa chọn xe nâng điện đứng lái
Xe nâng điện đứng lái – Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Xe nâng điện đứng lái là một trong những ưu tiên cho kho bãi có diện tích hạn chế, nhỏ, nhờ khả năng di chuyển linh hoạt và nhỏ gọn, vận hành đứng lái thu hẹp diện tích hoạt động. Nhờ công năng mạnh mẽ cùng hoạt động nhanh chóng, đây là dòng xe ngày càng được các doanh nghiệp sử dụng trong kho bãi, logistics
Bên cạnh đó, việc xe sử dụng năng lượng bằng điện giúp tối ưu chi phí vận hành. Điều này phù hợp với những doanh nghiệp hướng đến việc tối ưu chi phí, phát triển bền vững
Cùng Noblelift tìm hiểu về khái niệm, đặc tính, nguyên lý hoạt động, phân loại ứng dụng cụ thể dưới bài viết này. Đây sẽ là những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp lựa chọn xe nâng phù hợp với chi phí, công năng, và ứng dụng thực tiễn
1. Xe nâng điện đứng lái là gì?
Còn tên gọi khác là xe Reach Truck được sử dụng trực tiếp trong vận hành kho bãi, hẹp diện tích nhỏ. Đây là dạng xe chạy bằng năng lượng điện được thiết kế vận hành theo kiểu đứng lái
Xe cho phép người sử dụng có tầm nhìn thoáng, dễ dàng nâng hạ hàng hóa trong kho. Với kiểu vận hành, người lái có tầm nhìn thẳng, rộng giảm thiểu rủi ro khi xếp hạ hàng hóa.
Đặc điểm nổi bật:
- Thiết kế nhỏ gọn:Xe nâng điện đứng lái sở hữu thiết kế gọn, tối giản. Với ưu điểm này xe dễ dàng vận hành trong không gian kho, lối đi diện tích hẹp. Đây là đặc điểm nổi bật của dòng xe điện trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, xe được trang bị buồng lái được thiết kế tiện nghi, bảo vệ cho người lái và dễ dàng điều khiển.
- Sử dụng năng lượng điện: Xe sử dụng hoàn toàn bằng năng lượng điện và không sử dụng xăng hay dầu, giảm thiểu chất thải ra môi trường bảo vệ sức khỏe người lái
- Tiết kiệm chi phí vận hành: Xe nâng không chỉ bảo vệ môi trường mà còn tiết kiệm chi phí vận hành,. Sử dụng điện nên tiền nhiên liệu sẽ rẻ hơn so với xăng, dầu. Với cấu trúc vận hành đơn giản chi phí bảo trì và sửa chữa cũng giảm nhiều.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe nâng điện đứng lái
2.1. Cấu tạo chính
Xe nâng điện đứng lái được cấu thành bởi nhiều bộ phận, chủ yếu gồm các bộ phận sau:
Động cơ điện
Đây là bộ phận quan trọng nhất của xe nâng, bởi quyết định đến việc hoạt động của xe, được ví như trái tim của xe. Đối với từng loại xe nâng điện sẽ được trang bị một động cơ chung hay hai cái hoạt động độc lập cho việc nâng hạ và di chuyển
Bình ắc quy
Bên cạnh động cơ điện, bình ắc quy là bộ phận quan trọng không kém của xe nâng điện đứng lái. Cung cấp nguồn điện cho xe hoạt động, tuổi thọ của bình sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng vẫn là cách sử dụng vào bảo trì sạc bình của người sử dụng
Hệ thống ga điều khiển
Đây là bộ phận giúp người lái kiểm soát tốc độ và vận hành xe dễ dàng. Hệ thống ga điều khiển vận hành dựa trên cảm biến từ bên trong bo mạch điều khiển. Tốc độ di chuyển của xe nâng điện được điều khiển bằng tay hoặc chân tùy thuộc vào loại xe
Bo mạch điều khiển
Được ví như bộ não của xe nâng điện, tiếp nhận và xử lý tín hiệu của người vận hành, truyền tiếp đến các bộ phận khác của xe nâng để thực hiện các thao tác nâng hạ và di chuyển. Bo mạch thường được thiết kế kín bên trong xe
Hệ thống bánh
Bao gồm bánh lái và bánh quay hỗ trợ xe di chuyển trong không gian nhỏ hẹp, di chuyển ổn định đảm bảo an toàn giảm thiểu rủi ro khi vận hành. Tùy vào môi trường kho mà xe được trang bị bánh xe PU hoặc Nylon
Buồng lái
Buồng lái của xe nâng điện đứng lái là nơi người lái ngồi và điều khiển xe, thường sẽ bao gồm các bộ phận chính: chỗ ngồi, bàn đạp điều khiển, tay lái, công tắc vận hành và bảng điều khiển.
Buồng lái được thiết kế riêng biệt tùy thuộc vào môi trường hoạt động, đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành của người lái, chia thành hai dạng là buồng lái ngoài trời, buồng lái trong lồng bảo vệ:
- Buồng lái ngoài trời: Đây là buồng lái không có lớp bảo vệ được sử dụng ở không gian thoáng, rộng rãi không bao bọc lồng bảo vệ
- Buồng lái trong lồng bảo vệ: Được bao quanh có lớp bảo vệ, thường được sử dụng trong môi trường làm việc nguy hiểm có nguy cơ tai nạn cao
Giá đỡ hàng hóa, trụ nâng
Cánh tay đắc lực nâng hạ hàng hóa an toàn, hạn chế việc hàng rơi ảnh hưởng đến chất lượng, hư hại hàng hóa.
Xy lanh thủy lực
Giúp việc nâng hạ hàng hóa diễn ra nhanh chóng một cách hiệu quả. Xy lanh tận dụng áp suất để tạo lực nâng giúp người lái vận hành, nâng hạ hàng hóa có trọng lượng lớn một cách dễ dàng và an toàn mà không cần nhiều sức
Bên cạnh những bộ phận trên, xe nâng điện đứng lái còn được trang bị các bộ phận khác như: đèn còi xi nhan, đảm bảo an toàn cho người lái và những người xung quanh tránh gây tai nạn, rủi ro ngoài ý muốn.
2.2. Nguyên lý hoạt động
Xe nâng điện đứng lái hoạt động dựa trên nguyên lý hoạt động sử dụng điện cung cấp để tạo năng lượng cho xe hoạt động nâng hạ. Điều lưu ý trước khi sử dụng xe, cần tiến hành nạp bình điện cho xe, đảm bảo quá trình vận hành không bị ngắt quãng. Thông thường cần sạc đầy bình thì có thể sử dụng xuyên suốt 8 tiếng
Đầu tiên người lái đứng trên sàn, dùng chân đạp phanh làm xe di chuyển, tiến hành chuyển động xe dựa trên thao tác bằng bảng điều khiển điện tử. Khi hoàn thành công việc, vận hành xe đến nơi an toàn và tắt động cơ
Cách xử lý khi gặp lỗi thường gặp.
- Xe không khởi động: Cần kiểm tra pin đã sạc đầy chưa hoặc ắc quy. Tiến hành kiểm tra công tắc và mạch điện trong xe
- Hệ thống nâng không hoạt động: Kiểm tra xy lanh thủy lực
- Xe bị mất sức kéo: Kiểm tra bánh xe và trạng thái của động cơ điện có trục trặc hoặc chập điện hay không
3. Tiêu chí lựa chọn xe nâng điện đứng lái
Để có thể lựa chọ xe nâng điệni cần lưu ý những tiêu chí quan trọng sau
- Tải trọng: Việc xác định tải trọng nâng tối đa của xe giúp cho việc sử dụng nâng hạ hàng hóa bền bỉ và tối ưu chi phí vận hành cho xe nâng, đảm bảo an toàn
- Chiều cao nâng: Lựa chọn chiều cao phù hợp với ngành hàng, diện tích kho tối ưu năng suất công việc
Kích thước xe: Kiểm tra kích thước xe để đảm bảo xe di chuyển nhanh chóng trong các lôi đi hẹp của bãi kho
Kết luận: Xe nâng điện đứng lái là lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp để vận hành kho bãi, nhà máy. Thông qua bài viết trên Noblelift đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về xe nâng điện, để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu
Liên hệ nếu cần tư vấn:
- Ms. Lệ: 0938.067.186
- Mr. Thao: 0938.364.098
- Ms. Hiếu: 0903.703.998
- Ms. Thảo: 0931.164.986
- Ms. Ngân: 0909.373.186
- Ms. Tuyền: 0938.799.586
- Ms. Kim Anh: 0938.174.486
Fanpage: Noblelift Việt Nam
Cập nhập thêm kiến thức mới tại:
MẸO SẠC XE NÂNG ĐIỆN AN TOÀN, KÉO DÀI TUỔI THỌ
TIÊU CHÍ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP XE NÂNG UY TÍN