Trọng lượng xe nâng và 5 điều cần biết khi lựa chọn xe

Trọng lượng xe nâng và 5 điều cần biết khi lựa chọn xe

Từ lâu, xe nâng là thiết bị quan trọng trong kho hàng, nâng hạ hàng hóa dễ dàng giúp người lao động tiết kiệm sức lực. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc hay tò mò về trọng lượng xe nâng chưa? Trọng lượng bao nhiêu là phù hợp? Hãy tìm hiểu trọng lượng xe nâng thông qua bài viết này nhé!

1. Khái niệm xe nâng và trọng lượng xe nâng: 

Xe nâng là gì? 

  • Xe nâng là loại xe được sử dụng để nâng hạ và di chuyển hàng hóa trong kho một cách nhanh chóng an toàn. Vì vậy giúp công nhân tiết kiệm thời gian, công sức khi làm việc 

Trọng lượng xe nâng là gì? 

  • Trọng lượng xe nâng (trọng lượng bản thân), là tổng khối lượng của xe nâng khi chưa thực hiện nâng hàng. Để nói về trọng lượng xe, chúng ta có thể chia thành 3 loại: trọng lượng không tải, trọng lượng nâng tối đa (công suất tải) và trọng lượng hoạt động (khi có tải)

2. Các loại trọng lượng xe nâng: 

Các loại trọng lượng xe nâng

Trọng lượng không tải 

  • Là trọng lượng của xe nâng khi không có hàng hóa nhưng vẫn có đầy đủ cấu trúc cơ bản như: khung, động cơ, càng nâng hạ. Trọng lượng không tải không phản ánh mức tiêu thụ năng lượng vì nhiên liệu, pin không được tính vào mục này. Nhìn vào thông trọng lượng không tải, bạn có thể hiểu được trọng lượng cơ bản của xe khi không hoạt động, nâng hạ hàng hóa 

             Ví dụ: xe nâng điện có trọng lượng không tải là 2300kg, chưa tính pin hoặc nhiên liệu 

  • Thông số này được thể hiện trên catalogue của nhà sản xuất hoặc trên tag “Thông số kỹ thuật” (Specifications) trên xe nâng. Được ghi cụ thể với tên Tiếng Anh là “Servcie weight without battery” hoặc “Weight without battery”

Thông số trọng lượng trên bảng thông số kỹ thuật

 

Trọng lượng nâng tối đa 

  • Là khối lượng hàng hóa mà xe nâng có thể nâng an toàn tại 1 chiều cao nhất định. Thông số này cho biết khả năng tải trọng hàng hóa phù hợp với xe, giúp giảm rủi ro cho người vận hành và thiết bị. Trọng lượng nâng tối đa thường được thể hiện trên bảng thông số kỹ thuật của xe và trên catalogue của nhà sản xuất. Được ghi cụ thể bằng Tiếng Anh: “Load capacity/ Rated capacity” và thường đi kèm với các thông tin liên quan như: tâm tải (Load Center) và chiều cao nâng tối đa (Maximum Lift Height) 
    Tên tiếng anh thể hiện trọng lượng xe trên Catalouge
    Thông số trọng lượng trên catalogue

Trọng lượng hoạt động: 

  • Trọng lượng hoạt động của xe nâng là trọng lượng thực tế của xe nâng khi được trang bị đầy đủ các thiết bị, phụ kiện như: cabin, càng, kẹp,… để sẵn sàng hoạt động. Dựa vào thông số trọng lượng hoạt động, bạn có thể xác định, đánh giá độ ổn định, khả năng vận hành và tính phù hợp đối với môi trường làm việc. Bạn có thể tìm thông số này trên catalouge hoặc trên bảng thông số kỹ thuật của xe. Được thể hiện bằng Tiếng Anh: “Service weight” hoặc “Service weight incl. battery”

            Ví dụ: Một xe nâng điện có trọng lượng hoạt động là 2500kg, bao gồm cả pin và các phụ kiện kèm theo 

Trọng lượng xe khi có pin

 

3. Tại sao cần biết trọng lượng xe nâng?

Lý do cần quan tâm tới trọng lượng xe nâng

  • Tính ổn định: Sức nặng của xe nâng liên quan đến tính ổn định của xe. Tải trọng hàng hóa cần di chuyển phải cân bằng với tải trọng xe, để đảm bảo cho hàng hóa và thiết bị, tránh lật xe
  • Sàn làm việc: Một số nhà kho có sàn hoặc tầng lửng nên cần xác định sức nặng của xe để đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa trong quá trình làm 
  • Mức nhiên liệu: Trọng lượng xe càng nặng, mức nhiên liệu để tiêu thụ năng lượng càng nhiều hơn. Vì vậy cần xác định trọng lượng xe phù hợp, góp phần giúp tiết kiệm chi phí 
  • An toàn: Cần xác định tải trọng hàng hóa cần nâng và tải trọng nâng tối đa xe có thể để tránh rủi ro, nguy hiểm. Nếu nâng hàng quá nặng, có thể gây lật xe hoặc tai nạn lao động. 

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng xe nâng

Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng xe nâng

  • Thiết kế: Mỗi thiết bị nâng hạ có cấu tạo, công dụng khác nhau vì vậy sức nặng cũng sẽ khác nhau 

            – Xe nâng tay: nặng thường dưới 100kg 

            – Xe nâng điện: Có hệ thống pin, điện nên nặng khoảng 1-3 tấn 

            – Xe nâng dầu/diesel: Nặng thường trên 3 tấn 

  • Công suất tải: Công suất tải của thiết bị nâng ảnh hưởng đến tổng sức nặng của xe vì từng xe được thiết kế để nâng một khối lượng nhất định, đảm bảo an toàn khi vận hành
  • Các phụ kiện đi kèm: Các linh kiện, phụ kiện đi kèm hỗ trợ cho việc di chuyển hàng hóa như: bộ công tác, camera, thiết bị an toàn,… cũng làm tăng khối lượng của xe  
  • Hệ thống nhiên liệu: Động cơ trong xe sẽ ảnh hưởng đến tổng trọng lượng. Xe nâng điện có ắc quy/pin, xe nâng dầu có bình nhiên liệu 

5. Chọn xe nâng phù hợp

      Để có thể lựa chọn xe nâng thích hợp với công việc và môi trường kho, bạn có thể lưu ý các yếu tố sau đây: 

  • Không gian kho bãi: Khi nâng hạ hàng hóa, xe nâng cần có không gian rộng để quay đầu, di chuyển tiến lùi trong kho. Vì vậy, trước khi mua xe nâng cần ghi chú lại không gian kho, như: chiều rộng giữa hai kệ hàng. Nếu lối đi hạn chế, bạn nên lựa chọn xe nâng thiết kế nhỏ gọn hoặc dòng xe nâng chuyên dụng cho kho hẹp 

             Xem thêm: xe nâng reach truck cho kho hẹp 

  • Tải trọng cần nâng: Để tiết kiệm chi phí mua xe nâng, bạn hãy lựa chọn xe nâng phù hợp với tải trọng cần nâng để đảm bảo xe nâng hoạt động ổn định khi làm việc 
  • Loại nhiên liệu hoặc nguồn năng lượng: Nếu hàng hóa của bạn nặng và tần suất nâng hạ thường xuyên, hãy tham khảo xe nâng dầu. Ngược lại, hãy lựa chọn xe nâng điện

6. Một số tải trọng xe nâng phổ biến:

Loại xe nâng Tải trọng nâng (kg) Trọng lượng xe (kg)
Xe nâng tay 2.000 – 3.000 70 – 120
Xe nâng điện đi bộ lái 1.000 – 2.000 600 – 1.200
Xe nâng điện đứng lái 1.000 – 3.000 1.500 – 3.000
Xe nâng điện ngồi lái 1.000 – 5.000 2.000 – 5.500
Xe nâng dầu (2 – 3 tấn) 2.000 – 3.000 3.000 – 4.500
Xe nâng dầu (4 – 5 tấn) 4.000 – 5.000 5.000 – 6.500
Xe nâng dầu (7 – 10 tấn) 7.000 – 10.000 8.000 – 13.000
Xe nâng dầu (15 – 50 tấn) 15.000 – 50.000 20.000 – 60.000
Xe nâng mặt bàn 300 – 1.000 100 – 300
Xe nâng chui container 3.000 – 7.000 4.500 – 8.000
Thang nâng người trục đơn 100 – 300 800 – 1.500
Thang nâng người trục đôi 200 – 500 1.200 – 2.000
Thang nâng người ziczac 500 – 1.000 2.000 – 4.500
Thang nâng người gấp khúc 500 – 2.000 5.000 – 18.000

Việc hiểu cân nặng của xe nâng giúp tối ưu hóa hiệu quả công việc cũng như chi phí lâu dài cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về cân nặng, tải trọng của xe nâng trong việc ra quyết định đầu tư vào thiết bị nâng hạ. Nếu bạn phân vân trong việc tìm kiếm xe nâng, hãy liên hệ với Noblelift Việt Nam ngay hôm nay. Đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn

Hotline liên hệ:

  • Ms. Lệ: 0938 067 186
  • Mr. Thao: 0938 364 098
  • Ms. Hiếu: 0903 703 998
  • Ms. Thảo: 0931 164 986
  • Ms. Ngân: 0909 373 186
  • Ms. Tuyền: 0938 799 586
  • Ms. Kim Anh: 0938 174 486

Fanpage: Noblelift Việt Nam

Cập nhập thêm kiến thức mới tại:

TIN TỨC

Bảo dưỡng xe nâng điện – hướng dẫn từ A đến Z 

Xe nâng tự chế: giải pháp kinh tế hay rủi ro tiềm ẩn

 

Phone